HỌC LÁI XE BIÊN HÒA ĐỒNG NAI – BẰNG B1 – B2 – C – NÂNG HẠNG E – FC

  • Học lái xe ô tô B1 là nhu cầu trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, bằng lái xe hạng B là loại giấy phép lái xe được sử dụng nhiều nhất với các tài xế vì tính tiện lợi, có thể lái được hầu hết các loại xe chở người thông dụng và xe tải loại nhỏ. Và việc học lái xe để có giấy phép lái xe loại này cũng không tốn quá nhiều thời gian. Thời gian học lái xe và thi sát hạch bằng lái chỉ mất khoảng 3 tháng tại học lái xe Biên Hòa.

  • Tuy không thể nâng hạng nhưng B1 rất phù hợp với các chị em phụ nữ vốn dĩ chân yếu tay mềm, không những thế xu hướng ngày nay học lái xe hạng B1 ngày một nhiều vì chủ yếu xe ở phân khúc 500 tr là xe số tự động

 

Bạn đang cần học bằng lái xe ô tô hạng B1 (số tự động) – B2 (số sàn) – C (xe tải) – Nâng hạng E – FC. Bạn đang cần một trung tâm đào tạo lái xe uy tín và chất lượng tại Biên Hòa. Dạy Nghề và Sát Hạch Lái Xe Biên Hòa – Đồng Nai với bề dày hơn 20 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và đào tạo lái xe, tạo sự uy tín và chất lượng trong công tác quản lý cũng như giảng dạy.

 

 

Dạy Nghề và Sát Hạch Lái Xe Biên Hòa – Đồng Nai cho ra đời những lớp học viên đầy chất lượng nắm rõ luật – vững tay lái và đặc biệt trường cam kết với học viên là tỉ lệ đậu cao thông qua sự giảng dạy đầy nhiệt huyết, ân cần, tận tâm và chuyên nghiệp của quý thầy cô tại trường.

 

YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC LÁI XE Ô TÔ B1- B2 – C – NÂNG HẠNG E – FC

Người đủ 18 tuổi trở lên.

Chiều cao tối thiểu từ 1m50 trở lên.

Yêu cầu sức khỏe tốt, không mắc bệnh thần kinh, bị dị tật tay hoặc chân.

Người học lái xe ô tô B1 – B2 – C – Nâng hạng E – FC phải đảm bảo yêu cầu sức khỏe.

 

THỜI GIAN HỌC VÀ THI SÁT HẠCH BẰNG LÁI XE B1 – B2 – C – NÂNG HẠNG E – FC

Nội dung lý thuyết: Học luật giao thông, thi bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính.

Thi lý thuyết bằng B1 (số tự động) gồm 30 câu trong thời gian 18 phút, điểm đạt là 26/30.

Bằng B2 (số sàn) gồm 36 câu trong thời gian 20 phút, điểm đạt là 32/36.

Thi bằng C gồm 40 câu thời gian 22 phút điểm đạt 36/40.

Nâng hạng D, E, F gồm 45 câu trong thời gian 25 phút, điểm đạt 40/45. Nếu thi trượt lý thuyết sẽ không được thi thực hành.

Thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng: Từ 1.1.2021, học viên sẽ thi bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông xuất hiện trên máy tính.

Nội dung thực hành: Người thi sẽ ngồi 1 mình trên xe thiết bị và lái xe theo hiệu lệnh tự động bằng tiếng và âm thanh trên xe. Khi xuất phát được 100 điểm và trừ điểm dần (bội số của 5) sau mỗi lần phạm lỗi, dưới 80 điểm sẽ trượt. Tổng thời gian các bài thi là 20 phút.

Sát hạch lái xe trên đường: Người thi điều khiển trên đường thực tế và tuân thủ đúng các quy tắc giao thông liên quan đến biển báo, vạch kẻ đường, đèn giao thông, tránh trướng ngại vật… Ngoài ra, giám thị ngồi trên xe có thêm yêu cầu bắt buộc người dự sát hạch phải thực hiện theo hiệu lệnh.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỌC BẰNG LÁI XE B1 – B2 – C – NÂNG HẠNG E – FC

  • Hồ sơ đăng ký học lái xe B1 – B2 – C – Nâng hạng E – FC
  • Giấy khám sức khỏe
  • 01 bản photo chứng minh nhân dân (không cần công chứng)
  • Sơ yếu lý lịch (không cần công chứng)
  • 8 ảnh thẻ kích thước 3×4

HỌC PHÍ HỌC BẰNG LÁI XE B1 – B2 – C – NÂNG HẠNG E – FC

Học phí bằng B1 (số tự động): 12.000.000 vnđ

Học phí bằng B2 (số sàn): 11.000.000 vnđ

Học phí bằng C (xe tải): 14.000.000 vnđ

* Bao gồm: (lệ phí học lý thuyết, phí khám sức khỏe, lệ phí thi, lệ phí cấp bằng).

* Học viên đăng ký xong sẽ được nhận được biên lai thu phí, tài liệu học thuyết cũng như lịch học.

* Học phí đóng lần 1: B1 là 6tr, B2 là 5tr, C là 8tr

* Học phí đóng lần 2: Còn lại

HỌC LÁI XE Ô TÔ SỐ TỰ ĐỘNG BẰNG B1

Lên xe và khởi động xe: Sau khi bạn đã kiểm tra mọi điều kiện, kể cả mọi thứ xung quanh bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe lúc này: phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P, bạn đã ngồi ở tư thế sẵn sàng:

1- Chân gá vào chân phanh.

2- Khởi động xe (nên cho xe nổ máy vài giây truớc khi cho xe chạy).

2- Kiểm tra tình trạng đèn, còi…

3- Đạp phanh chân.

4- Chuyển cần số về D.

5- Nhả phanh tay.

Đang chạy xe, cần đỗ:

1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.

2- Kéo phanh tay, kéo vừa đủ, đừng kéo quá mạnh, nếu bạn đang đỗ trên đường bằng phẳng.

3- Đẩy cần số về P là đỗ xe xong.

Khi phải dừng đèn đỏ: (tương tự như đỗ thôi).

1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh nếu thời gian dừng ít hơn 10 giây thì bạn cứ giữ chân phanh như vậy cho đến đèn xanh.

2- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi. Nếu thời gian chờ đèn đỏ hơi lâu 10 giây thì bạn nên chuyển cần số về vị trí N, chân phanh vẫn giữ nguyên, tất nhiên bạn không cần đạp phanh mà chỉ cần nhá phanh thôi.

Khi chạy bình thường

1- Đạp phanh.

2- Đẩy cần số về vị trí D.

3- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy. Nếu dừng lâu hơn nữa, trên 30 giây, thì bạn nên kéo phanh tay để cho chân thoải mái hơn:

Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay thì thao tác tuần tự:

1- Đạp phanh chân,

2- Đẩy cần số về D,

3- Nhả phanh tay,

4- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy.

 

HỌC LÁI XE SỐ SÀN B2

Hiện nay học lái xe số sàn ngày càng phổ biến hơn do sự tiện dụng của bằng lái xe B2 mang lại. Thế nên, hầu như cả nam và nữ đều chọn học lái xe B2 (học lái xe số sàn). Tuy nhiên, học lái xe ô tô số sàn sẽ không dễ cũng không khó như tưởng tượng. Chỉ cần biết cách học lái xe số sàn sau đây sẽ còn không khó nữa. Hướng dẫn lái xe số sàn cho người mới học có những bước sau đây:

Thắt dây an toàn khi học lái xe ô tô số sàn

Luôn cài dây an toàn khi khởi động xe ô tô, kiểm tra kỹ các cửa đã đóng hay chưa trước khi cho xe ô tô chạy. Kiểm tra kỹ túi khí nhưng hãy nhớ, túi khí sẽ không có tác dụng nếu như bạn không thắt dây an toàn. Thắt dây an toàn là điều vô cùng cần thiết khi lái xe ô tô.

Tự học lái xe ô tô nhanh biết lái, tiết kiệm thời gian

Lúc mới tập lái xe số sàn nên chỉnh ghế lái sao cho vừa với tầm điều khiển vô lăng. Làm sao giúp bạn tự học lái xe ô tô một cách thoải mái nhất. Lưu ý đến góc quan sát, bạn phải nhìn được với góc nhìn rộng nhất và không quên kiểm tra gương và tầm nhìn phía sau. Đừng để một chiếc chắn nắng che mất tầm nhìn phía sau của bạn.

Cách học lái xe số sàn: Cách sử dụng hộp số

Về cơ bản nếu cách học lái xe ô tô mà bạn sử dụng sai nó có thể gây hao tổn nhiên liệu và về lâu dài sẽ làm hư hổng hộp số nhanh hơn và gây nguy hiểm nhất là có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Số N là chữ viết tắt từ “neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải( hoạt dộng nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.

Khi học lái ô tô chúng ta nên hiểu rõ hơn về số N (hay còn goi là số 0) trong các tình huống phổ biến sau:

Thứ nhất: Khi khởi động

Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí số N(kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P( parking).

Thứ 2: Khi dừng xe trong khoảng thời gian là 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ)

Với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.

Một số người học lái xe ô tô có thói quen khi dừng đèn đỏ với xe số tự động vẫn để số D và đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy học lái xe ô tô giáo viên vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ đèn đỏ. Cách làm này sẽ làm hư hại đến hộp số, hao tổn nhiên liệu và cũng mỏi chân.

Thứ 3. Khi xe đang chạy

Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D(drive) mà chạy thì đối với xe số sàn bạn phải chuyển số cho phù hợp với tốc độ và đoạn đường đang chạy, về số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản nhất khi học lái xe ô tô.

Thứ 4. Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe

Đó là trường hợp học lái xe ô tô khi đang xuống dốc. Nhưng nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên chuyển về số “mo” kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Cách sử dụng hộp số này hoàn toàn không đúng kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm nhiên liệu được bao nhiêu.

Việc sử dụng số N trong khi xuống dốc là một hình thức tự sát khi học lái xe ô tô, bởi vì khi về số N ngắt đường chuyền giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc bánh xe nhờ quán tính lao nhanh hơn khi đó bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chings mòn và hư.

Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năgn kiểm soát được. Vì vậy khi xuống dốc hãy cài số 2 hoặc 3 và thậm chí là số 1 tùy theo tốc độ.

Và hãy nhớ số N rất “hợp cạ” với phanh(trắng). Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh.

Cách sử dụng số cơ bản khi học lái xe ô tô

Khi học lái xe ô tô nếu sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn. Có một vị trí khá đặc biệt trên hộp số xe mà không phải ai cũng quan tâm và biết sử dụng hợp lý: vị trí N đối với xe số tự động và số 0 đối với xe số tay, mà chúng ta quen gọi là “mo”.

 

Về mặt cơ bản, nếu sử dụng sai, nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, và về lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn.

Cách vào số xe số sàn

Muốn vào số xe số sàn, trước tiên người lái sẽ dùng chân trái của mình đạp chân côn xuống hết cỡ. Cùng lúc đạp chân côn xuống hết cỡ thì tay phải lắc qua lắc lại cần sang số ở gạch ngang của chữ H.

Lúc này xe ô tô vẫn ở số O.

Tiếp theo, người lái xe vặn chìa khóa xe ô tô theo chiều kim đồng hồ để xe nổ. Khi xe ô tô đã nổ máy rồi thì nhấp chân phải lên chân ga một cách nhẹ nhàng cho xe ô tô nổ đều. Lưu ý, chân trái vẫn phải đè chân côn xuống sát sàn xe.

Sau đó, chân phải của người lái sẽ chuyển từ chân ga qua chân thắng. Cùng lúc đó thì kéo thắng tay thả ra, xe ô tô đã sẵn sàng để chạy.

Người lái bắt đầu vào SỐ 1. Chân phải sẽ nhấc ra khỏi chân thắng và chuyển lên chân ga (lưu ý nên đạp chân ga từ từ) . Khi chân phải rà nhẹ trên chân ga thì chân trái cũng phải thả nhẹ chân côn lên, khoảng chừng 1/3 của sàn xe (gọi là côn ra ga vào).

Lưu ý, nếu người lái thả chân côn quá đột ngột hoặc thả hết chân côn lên cao thì xe ô tô sẽ bị tắt máy.

Khi xe ô tô đã lăn bánh thì thả chân côn nhẹ nhàng đến khi thả hết và kết hợp cho thêm chút ga. Sau đó, người lái vào các số tiếp theo như hướng dẫn bên trên.

Cách lùi xe số sàn

Muốn lùi xe số sàn thì trước tiên, người lái cần dừng xe và bật đèn cảnh báo. Tiến hành cài số lùi bằng cách đạp cả chân côn và chân phanh. Người lái kéo cần số về vị trí R. Bắt đầu đạp chân ga.

Tiếp theo, người lái điều chỉnh gương chiếu hậu để nhìn rõ phía sau hoặc sử dụng màn hình của camera lùi (tùy dòng xe) để ước lượng khoảng cách và xác định vị trí các chướng ngại vật ở phía sau. Ghi nhớ quan sát 6 vị trí gồm: đầu xe bên trái và bên phải, lốp xe bên trái và bên phải, chính giữa ở phía trước xe và chính giữa phía đuôi xe.

Áp dụng quy tắc trái phải khi lùi xe số sàn. Trái là phải và phải là trái người lái bắt buộc thuộc nằm lòng khi lùi xe. Nghĩa là khi lùi xe về bên trái thì bạn cần xoay vô lăng về bên phải và ngược lại. Trong trường hợp lùi xe thẳng thì không cần đánh tay lái mà hãy giữ tay lái xe là được.

Cuối cùng, sau khi xác định vị trí mong muốn thì thả chân phanh để xe di chuyển. Lưu ý, hãy thả chân phanh từ từ và vẫn giữ chân ở vị trí phanh để đạp phanh khi cần thiết. Để tăng tốc khi lùi xe số sàn, người lái có thể nhấn chân ga nhấp nhả vừa phải.

CHỤP ẢNH BIÊN HÒA

Dịch vụ văn bản

Dịch vụ quay phim chụp ảnh

Dịch vụ photocopy

Dịch vụ in ấn

Thiết kế đồ họa

Thiết kế web

Tin học văn phòng

Cài đặt phần mềm online

Học lái xe Ô TÔ

Dịch Vụ Xe Du Lịch

Sửa chửa máy giặt

Sửa chửa máy lạnh

Dịch Vụ Sửa Máy Tính

Dịch Vụ Cài Win

 

 

Bài viết liên quan