NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN GẮN LIỀN VỚI THẾ HỆ 8X, 9X

NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN GẮN LIỀN VỚI THẾ HỆ 8X

 

 DỊCH VỤ CHỤP ẢNH TẠI NHÀ

Dịch Vụ Chụp Ảnh Gia Đình Tại Nhà Biên Hòa – Đồng Nai – TP. HCM

Cả tuổi thơ bỗng ùa về với những trò chơi dân gian gắn liền với thế hệ 8X, 9X

Dù sinh ra ở nông thôn hay thành thị thì những trò chơi tuổi ấu thơ vẫn là những kỷ niệm đẹp, theo chân mỗi thế hệ học sinh đến suốt cuộc đời.

Trở về tuổi thơ trong mỗi đứa trẻ hồi đó là những buổi trưa hè nắng cháy da cháy thịt nhưng vẫn bất chấp roi đòn của bố mẹ để lén đi chơi.

Đó là những tháng ngày rong ruổi trên cánh đồng thả diều, bắt châu chấu, cào cào, đi hái trộm xoài, ổi… Chẳng ngại ngần làn da sẽ cháy nắng, chẳng biết mệt là gì, lũ trẻ con vẫn cười giòn tan, sảng khoái, chạy chân trần khắp nơi.

Những dụng cụ khá đơn giản như chiếc lon, hòn bi hay sợi dây cũng tạo nên trò chơi dân gian cực đỉnh của thế hệ 8X và 9X trước đây.

Khác với trẻ nhỏ thời nay thường được bố mẹ đưa đến các khu vui để giải trí sau giờ học căng thẳng, tuổi thơ thế hệ 8X, 9X lại gắn liền với những trò chơi vô cùng dân dã. Bịt mắt bắt dê, Ô ăn quan, Chơi chuyền,…. có thể lạ lẫm với giới trẻ cuối 9X đầu 10X, nhưng nó đã trở thành kỷ niệm khó quên với phần đông thế hệ 8X, 9X .

Hôm nay, chúng ta hãy quay ngược thời gian trở về với “ngày ấy” để cùng nhau sống lại những ngày tháng hồn nhiên, vui tươi, vô lo vô nghĩ.

“Bịt mắt bắt dê” là trò chơi được nhiều thế hệ yêu thích. Theo đó, một người sẽ bị bịt mắt sau đó đi đuổi tìm những người xung quanh. Nếu bị bắt và đoán trúng tên thì người bị bắt sẽ phải thế chỗ người bịt mắt trước đó.

Trò chơi “Trốn tìm” cũng từng gắn liền với biết bao thế hệ người Việt. Theo đó, người thua cuộc sẽ úp mặt vào tường và chờ đợi người chơi khác đi trốn. Sau khi đọc hết câu: “5… 10… 15… 20… 25… đến 100”, người này sẽ mở mắt ra đi tìm. Khi phát hiện được chỗ trốn của người cùng chơi, người đi tìm phải chạy nhanh về vị trí khoanh vùng ban đầu và hô to tên người đó.

Chỉ là chiếc mo cau khô cũng trở thành tuổi thơ dữ dội của nhiều bạn trẻ.

Trò chơi “Ô ăn quan” có cách chơi rất đơn giản. Chỉ cần lấy sỏi trong một ô để trải đều đến các ô còn lại. Nhưng muốn chiến thắng, người chơi cần phải tính toán đường đi, nước bước khôn ngoan. Người nào thu về được nhiều sỏi nhất thì sẽ chiến thắng.

 

Bài đồng dao “Cái mốt, cái mai, con trai, cái hến, con nhện, vương tơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi…” chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ thế hệ 8X, 9X. Nếu muốn chơi được chuyền, bạn nhất định phải nằm lòng bài ca này.

Sẽ là thiếu sót nếu kể về những trò chơi dành cho con trai thế hệ 8X, 9X mà không nhắc đến “Bắn bi”.

“Đánh khăng” được xét vào một trong những trò chơi khá nguy hiểm nhưng vẫn được thế hệ 8X và 9X tích cực lăng xê.

 

“Trồng nụ trồng hoa” là trò chơi cực kỳ hữu ích. Nó giúp người chơi rèn luyện khả năng nhảy cao, bật xa và sự khéo léo.

 

 

 

Nếu còn nhớ câu hát: “Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc, có nhà điện biên, có ông thầy thuốc, ở nhà hay không?” thì chắc chắn bạn là fan của trò chơi “Rồng rắn lên mây”.

 

 

 

Tuổi thơ của những cô nàng 8X, 9X không thể quên nhắc đến trò nhảy dây.

 

 

 

Nhảy ngựa cũng là một trò chơi đã làm nên bức ảnh tuổi thơ muôn màu của thế hệ 8X, 9X.

 

 

 

Trên đường đi học về, lũ học trò thế hệ 8X, 9X lại tranh thủ tìm cỏ gà để chọi. Trò này thủ thuật là nhanh tay chìa 1 ngón ra khi đứa bạn lấy hết sức để đánh đứt cỏ gà của mình.

 

Dù có đánh đổi bất cứ thứ gì thì thời gian cũng không bao giờ quay trở lại. Một thời thơ ấu hạnh phúc với những trò chơi thơ dại cùng chúng bạn thân, không khỏi thèm thuồng những món ăn vặt rất ngon mà giá chỉ vài trăm đồng.

 

Dần dần, thời gian khiến những đứa trẻ đó lớn lên, không còn là những cô bé, cậu bé nghịch bùn, nghịch đất mà đã trưởng thành, trên thân là những món đồ hàng hiệu. Tuy nhiên, tâm hồn họ dường như đã rơi mất sự ngây thơ hồn nhiên vốn có. Nếu một ngày, xã hội xô bồ khiến bạn mệt mỏi, hãy để bản thân hoài niệm về một thời đã qua, cái thời vô lo vô nghĩ, trong sáng không nặng vật chất tiền tài.

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan